Lợn nái mang thai thường kéo dài trong khoảng 114 – 115 ngày
( người xưa vẫn hay gọi 3 tháng 3 tuần 3 ngày cho dễ nhớ). Tuy nhiên cũng tùy
vào số lượng đàn con mà lợn nái sẽ sinh vào từng thời điểm nhất định, nếu nhiều
con khả năng cao sinh từ 113 ngày, ít con sinh từ ngày 115 – 118. Bà con cần
lưu nắm rõ các kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai sau:
Kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai
I. Chế độ dinh dưỡng.
Vì đang trong thời kỳ mang thai nên chế độ dinh dưỡng đối với
lợn nái là rất quan trọng. Nếu như thiếu chất dinh dưỡng sẽ trực tiếp gây ra những
ảnh hưởng xấu đối với phôi thai thời kỳ đầu mang thai và lợn con sơ sinh thời kỳ
gần sinh như:
+ Tăng hiện tượng têu phôi dẫn đến lợn nái còn ít thai sống,
khi sinh sẽ ít con.
+ Lợn con khi sinh sẽ bị nhỏ, sức sống giảm, tỉ lệ chết cao.
+ Cơ thể lợn mẹ sẽ bị gầy, ít sữa và nuôi con không tốt. Bản
thân lợn mẹ cũng dễ bị mắc một số bệnh như bại liệt, chân yếu, chậm chu kỳ động
dục.
Tuy nhiên cũng không được cho lợn nái ăn quá nhiều chất dinh
dưỡng cũng gây ra nhiều tình trạng như bào thai tăng trọng, lợn nái trở nên quá
mập dẫn đến khả năng sinh sản bị kém, có thể gây ra triệu chứng khó sinh, kéo
dài thời gian động dục ở lứa tiếp theo. Ngoài ra nếu mập quá lợn nái chịu nóng
kém, vụng về, dễ ị đè chết con. Mặt khác còn làm ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Lưu ý đối với bà con chăn nuôi:
+ Không nên cho lợn nái mang thai ăn bã rượu vì nó có thể
gây kích thích làm lợn nái sẩy thai, chỉ nên cho ăn bã rượu ở thời kỳ nuôi con.
+ Không cho ăn khô dầu bông vì nó có chứa chất gossipon dẫn
đến việc gây chết thai.
+ Không cho ăn lá đu đủ vì nó làm giảm nhip đập của tim, dẫn
đến tình trạng nuôi thai kém.
1. Giai đoạn 1: Từ 1 -84 ngày sau khi phối
Trong giai đoạn này bà con nên cho ăn theo khẩu phần 1,8 – 2,2
kg. Đối với các con lợn nái quá gầy có thể tăng thêm lượng thức ăn cho đủ và
ngược lại.
2. Giai đoan 2: Từ 85 – 110 ngày
Thời kỳ này thai đã lớn nên sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng
có trong máu mẹ. Giai đoạn này rất quan trọng nên bà con cần bổ sung đầy đủ chất
dinh dưỡng. Về khẩu phần ăn, bà con tăng lên từ 2,5 – 3,2kg/ngày là hợp
lý.
3. Giai đoạn 3: Từ 111 – 116 ngày.
Lúc này là giai đoạn lợn nái sắp sinh nên cần chuyển đến chuồng
thiết kế giành cho lợn nái sinh. Chuồng này phải được vệ sinh sạch sẽ và có chuồng
úm dành cho lợn con sau sinh.
Khẩu phần ăn của lợn nái cần được giảm dần cho đến lúc sinh,
từ 2,5 – 2 – 1,5 – 1 - 0,5 – 0 kg. Việc làm này nhằm giúp bào thai không bị
chèn ép, giúp nái tăng thêm tiết hoocmon để dễ sinh con hơn.
Giai đoạn lợn nái mang thai bà con có thể bổ sung thêm các
vitamin và khoáng chất.
II. Chăm sóc
1. Chuồng trại:
Chuồng trại sạch sẽ, yên tĩnh
Chuồng trại khu nuôi dưỡng lợn nái mang thai
cần phải yên tĩnh, không bị kích động bởi môi trường xung quanh. Chuồng nuôi phải
thông thoáng, không bị nóng giúp lợn nái có thể ngủ được nhiều, đặc biệt là
trong gian đoạn lợn nái gần đẻ. Nền chuồng cần khô ráo, sạch sẽ, không bị trơn
trượt.
2. Tiêm vac xin
Bà con cần tiêm vaccine dịch tả, lỡ mồm long móng , tai xanh….cho
lợn từ 80 – 100 ngày khi được phối giống.
Lưu ý: Phải cung cấp đủ nước sach cho lợn nái mang thai. Thường
xuyê sát trùng vôi trong nước tiểu, theo dõi nếu thấy có các dấu hiệu bất thường
khác thì cần có biện pháp can thiệp ngay.
Chúc bà con chăn nuôi thành công!!!
Tăng hiện tượng têu phôi dẫn đến lợn nái còn ít thai sống, khi sinh sẽ ít con.máy xạc cỏ
Trả lờiXóa