Chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản đang được rất nhiều hộ chăn nuôi chọn lựa để phát triển kinh tế. Khác với việc chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản đòi hỏi kỹ thuật hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà người chăn nuôi cần học hỏi kỹ thuật từ những người có kinh nghiệm trong nghề cũng như đúc rút cho mình các kinh nghiệm trong chăn nuôi thực tế. Nếu năm được những điều đó đảm bảo công việc này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Kỹ thuật nuôi lợn nái sau sinh
Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, cũng như tham gia các khóa huấn luyện chăm sóc lợn nái sinh sản từ các kỹ sư chăn nuôi, chúng tôi đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, hôm nay xin được chia sẻ đến cho những bà con đang thật sự cần thiết.
Trước hết chúng tôi sẽ liệt kê và giới thiệu từng khâu quan trọng trong giai đoạn này cho bà con được biết.
- Chuẩn bị chuồng úm và các dung cụ để phụ giúp lợn nái trước khi sinh.
Nắm rõ được thời gian lợn mạ sinh để theo dõi được chính xác. Trước khi sinh khoảng 2 tuần cần chuyển lợn mẹ đến chuồng sinh sản. Khi nhận thấy lợn mẹ cí dấu hiệu sắp sinh bà con cần chuẩn bị chuồng úm, trong chuồng úm phải lắp đăt hệ thống bóng sưởi để đảm bảo nhiệt độ luôn khoảng 32 độ C. Sau sinh lợn con sẽ được nhốt riêng trong vài ngày.
Các vật dụng cần thiết như: kéo, thuốc sát trùng, panh kẹp.
+ Sau khi sinh lơn con cần được làm khô, sạch, cắt dây rốn và tiến hành cho bú sữa mẹ ngay, lúc này sữa mẹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất.
Bà con cần chú ý không nên cắt răng ngay trong thời gian này vì nó sẽ gây hiện tượng ê răng cho lợn con dẫn đến chán bú.
+ Vì các vú sẽ có hiện tượng lượng sữa cũng như chất lượng sẽ khác nhau nên ta cần cố định đầu vú cho lợn con nhằm nâng cao sự đồng đều cho cả đàn.
+ Tiêm dắt cho lợn con: Khoảng 2 ngày sau khi sinh ta nên tiêm sắt cho lợn con nhằm hạn chế trường hợp thiếu máu, giúp lợn con luôn hồng hào và ít bị tiêu chảy. Sau khi tiêm sắt xong cần nhỏ cầu trùng để hạn chế tiêu chảy. Đối với các con lợn đực nếu không có ý đinh để làm giống bà con nên thiến ngay khi lợn đạt 5 – 7 ngày tuổi.
+ Tập ăn cho lợn con: Sau khi sinh được khoảng 1 tuần tuổi bà con nên tập ăn cho lợn con, giúp nó làm quen dần với thức ăn. Tập ăn theo nguyên tắc cho ăn ít nhưng cho ăn nhiều lần/ngày. Bà con có thể tăng lượng thức ăn lớn dần theo từng ngày cho phù hợp.
Sau khi lợn con ăn được thức ăn ngoài, bà con có thể cai sữa cho lợn khi nó được khoảng 28 – 30 ngày tuổi. Lúc này nếu chăm sóc tốt lợn con có thể đạt 6 -7 kg.
Sau khi lợn con được 28 - 30 ngày tuổi nên tập cai sữa
- Cách cai sữa cho lợn con:
- Không được cai sữa đột ngột vì sẽ ảnh hưởng đến lợn con cũng như lợn mẹ. Bà con nên giảm số lần bú của lợn con trước khi cai sữa 2 - 3 ngày và cho lợn mẹ ăn ít để giảm dần lượng sữa mẹ, giúp lợn mẹ không cương cứng vú.
- Nên cai sữa vào buổi tối bằng cách di chuyển lợn mẹ sang chuồng chửa để lại lợn con ở chuồng đẻ.
- Không nên cai sữa cho lợn con vào ngày có thời tiết bất lợi (mưa gió, thời tiết thay đổi đột ngột) hay lợn con đang bị bệnh.
- Ngày cai sữa nên cho lợn mẹ nhịn ăn, ngày thứ 2 sau cai cho mẹ ăn bằng 1/3 khẩu phần bình thường. Ngày thứ 3 ăn tăng 2/3 khẩu phần và ngày thứ 4 trở đi cho ăn bình thường.
Hi vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẽ, bà con sẽ áp dụng được cho việc chăn nuôi của mình. Cảm ơn bà con đã ghé thăm website của chúng tôi.
Chúc bà con thành công!!!
Nếu năm được những điều đó đảm bảo công việc này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. may thai cay chuoi
Trả lờiXóa