Đây thật sự là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và chúng tôi xin trả lời rằng: “Làm nông nghiệp có thể trở thành đại gia”. Chỉ cần bạn thật sự siêng năng, cố gắng học hỏi và cộng thêm môt ít may mắn nữa. Để minh chứng cho câu trả lời đó, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn một tấm gương điển hình của ông”đại gia nông dân” Út Huy ở Đức Hòa - Long An.
Đại gia nông dân Út Huy |
Ban đầu từ một người nông dân chuyên đi cày thuê với 3 ha đất chua phèn, hiên nay nông dân Út Huy đã có trong tay số đất gấp 300 lần so với diện tích ban đầu.
Ông Út Huy cũng chính là người đầu tiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhập khẩu giống bò từ Úc về đê bán cho các bà con nông dân trong vùng. Ông tâm sự, trước đây có gia đoạn mỗi ngày ông bán tới 500 con nhưng bây giờ chỉ rơi vào khoảng 200 con. Năm ngoái đây thôi, riêng mình ông đã nộp thuế nhập khẩu cho tỉnh Long An số tiến lên tới gần 300 tỷ đồng.
Từ một người nông dân suốt ngày đi cày thuê trở thành ông chủ sở hữu 1000 ha đất
Nhắc về thời thơ ấu của mình ông kể, cha ông mất năm 1957 trong chiến trường vì bệnh, từ đó mẹ ông chấp nhận thủ tiết thờ chồng nuôi con. Năm 14 tuổi, ngoài một buổi đi hoc, thời gian còn lại ông đi cày thuê để kiếm tiền phụ mẹ. Đến đầu năm 1990, Đông Âu sụp đổ, các nông trường trồng cao su từ đó bị bỏ hoang. Ông mạnh dạn nhân 70 ha đất ở Bờ Lời để khai hoang phục hóa và tiến hành trồng mía. Do địa hình đất ở vùng này thiếu nước mà hệ thống tưới tiêu lại không đảm bảo cho nên ông thua lỗ nặng, tận 3 năm sau ông mới trả hết được số nợ của mình.
Hình ảnh rất đời thường của đại gia nông dân Út Huy |
Thời điểm năm 1995 thì cây mía bắt đầu ổn định, mỗi năm sinh lợi cho gia đình 500 triệu đồng và từ đó ông được bà con gọi với cái biệt danh là “Huy mía”. Khi đã dành dụm được một số vốn tương đối lớn cho mình, ông quay trở về vùng Đồng Tháp Mười khai hoang diện tích 240 ha đất để tiếp tục trồng mía. Và thật không may, vì đất phùn quá nặng mà cây mía chết hết, bao nhiêu vốn liếng của ông cũng trôi sạch.
Nhận thấy trồng mía không thật sự hiệu quả, ông đưa ra quyết định bỏ trồng mía và tái thiết lại cây trồng trên đất phèn. Biết mình chưa có kinh nghiệm, ông đã khăn gói lên Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để xin được học hỏi. Sau một thời gian được học tập từ những giáo sư đầu ngành như GS Võ Tòng Xuân, TS Nguyễn Minh Châu…ông Huy đã quyết định đưa giống dưa hấu và ớt về để trồng trên mảnh đất Đồng Tháp Mười.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật cũng như sử dụng các loại máy nông nghiệp như máy xới đất, máy chăm sóc vào sản xuất mà kết quả thành công ngoài mong đợi, sau khi tiến hành trồng mỗi ha cho năng suất 25 – 30 tấn ớt, mỗi năm ông cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn ớt. Đến năm 2007, ông lại mạnh dạn chuyển sang trồng cây ăn quả, tập trung chủ yếu vào các giống bưởi da xanh, mít, xoài và cây thanh long. Đến nay toàn bộ diện tích đã cho thu hoạch.
Ông kể thêm, trước đó song song với việc trồng dưa hấu và ớt, khoảng năm 2000, ông đưa mấy chiếc xe máy múc xuống các xã Liêu Trú ở Sóc Trăng đào ao thuê. Vừa làm cho người ta ông vừa xin học nghề, sang năm 2001 ông đầu tư nuôi 17 ao tôm, tuy nhiên lúc đầu thì thất bại hoàn toàn, mất luôn mấy tỷ đồng ở thời điểm bấy giờ. Biết là mình không thể nóng vội với nghề nuôi tôm này, ông lại khăn gói đến các hộ nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long để bái sư học đạo. May mắn cho ông là diện tích 240 ha ớt ở Long An, 80 ha trồng sắn ở Tây Ninh và 70ha trồng cao su ở Bình Dương đều đem về nguồn lãi lớn nên chuyện vốn liếng với ông không quá khó.
Sau hơn 1 năm tầm sư học đạo, ông Huy quay về Sóc Trăng và quyết định mở rộng diện tích lên 100 ha để nuôi tôm. Và lần này ông đã thật sự thành công. Chưa dừng lại ở đó, ông quay sang Bạc Liêu mở rộng thêm được 60 ha nuôi tôm nữa.
Thời điểm các đại gia khác thi nhay nhập bò từ Úc về Việt Nam, một số người khác thì lại đang dở khóc dở cười, khốn đốn vì cây cà phê thì ông lại sang Lâm Đồng mua hẳn 300ha đất. Ông cười và nói:”cái nào người ta đang ồ ạt làm thì tôi không làm, cái nào người ta đã bỏ đi thì tôi sẽ làm”.
Cho đến bây giờ, tổng toàn bộ diện tích ông sở hữu đã lên đến 1.000ha, trải dài từ Long An, Tiền Giang xuống đến Sóc Trăng, Và cả Bình Dương, Tây Ninh nữa. Đây thực sự là “một đại gia nông dân” chính hiệu.
Theo Dân Việt
Đây thực sự là “một đại gia nông dân” chính hiệubút đo pH
Trả lờiXóaÔng mạnh dạn nhân 70 ha đất ở Bờ Lời để khai hoang phục hóa và tiến hành trồng míamáy cắt cành cây
Trả lờiXóaNăm ngoái đây thôi, riêng mình ông đã nộp thuế nhập khẩu cho tỉnh Long An số tiến lên tới gần 300 tỷ đồng. may lam cam vien
Trả lờiXóa